Đăng nhập

 ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM

( Về luật khỉ cổ trong nghi thức khai trường )

I -      Ý NGHĨA :

Hiện không ít người đã hiểu lệch lạc với từ “khai trường” này, bỡi lẽ ta nghĩ rằng “ nghi thức khai trường” chỉ dùng để khởi đầu cho một đám hát bộ, cho nên chúng ta đã hiểu chữ Trường này như: Hí Trường (Trường hát), Trường Ốc (Trường Học), Hội Trường.. Khác với ba chữ Trường trên, chữ “Khai Trường” này là từ được viết gọn của từ “ Khai nghi Trường” (mở trường nghi lễ) là chữ Trường phi vật thể. Nôm na nghĩa của nó là một phạm trù. Cũng giống như từ “ Tình Trường, Quan Trường, Chính Trường..” Tóm lại” “ Nghi thức khai trường” là một phạm trù Nghi lễ, được dùng để làm chiêu thức mở đầu của những cuộc tế lễ Thần Thánh; trong đó có Hát Bộ, vì nghệ thuật Hát Bộ từ lâu đời đã được người dân sử dụng để dâng cúng Thánh Thần và phục vụ công chúng.

II -    LUẬT KHỈ CỔ :

Khỉ ( khởi, khai, mở) Cổ ( Trống lớn, Trống chầu).

ANgôn ngữ Khỉ cổ:

Ngôn ngữ khỉ cổ được thể hiện thủ tục khởi đầu bằng Đại Chinh - Cổ nhạc. Chinh: ( là Chiêng, tượng trưng Mặt Trời), Cổ:( là Trống, tượng trưng quả đất). Là một đoạn nhạc khởi đầu lễ, mang tên là “ Đả cổ Pháp” ( phương pháp đánh trống). Đoạn nhạc lễ này gồm hai phần: Đại chinh cổ và tiểu nhạc lễ. Mỗi phần có bài riêng và đan quyện vào nhau ( cụ thể mỗi phần sẽ tham khảo cùng các vị ở mục B).

 Ngôn ngữ của “Đả cổ pháp” là một đoạn âm nhạc tượng trưng, làm tiền đề cho một phương thức, chuẩn bị cho sự hình thành, phát triển, duy trì, tồn tại, và luân hồi của sự sống con người, trên cơ sở bốn mùa Xuân, Hạ,Thu, Đông của một năm và cứ thế.

Nói cách khác dễ hiểu là: Nó giống như một luật bất thành văn, là bản kế hoạch về đường lối, phương thức chuẩn bị cho việc hình thành và duy trì một tổ chức nào đó vậy.

 Yếu tố liên quan hợp thành của nó được dựa trên thuyết Tam Tài: “Thiên, Địa, Nhân” ( tức là Thiên phú, Địa Tải, Nhân hành..)

 B –  Luật Đả cổ pháp:

          “ Đả cổ pháp” gồm hai phần: Dự lệnh, và động lệnh, theo phương thức Tiền chinh, hậu cổ” ( trời trước, Đất  sau)

  1. 1.    Dự lệnh : là ba tiếng dùi rụp rụn trên mặt chiêng, Trống ( hai nhặt, một khoan) đan xen từng đôi một. Dự lệnh này ý nghĩa : hai vị khởi cổ viên ( người đánh chiêng, trống) hỏi , đáp nhau sẵn sàng chưa? Nếu trống chưa sẵn sàng, thì không rụp đáp Chiêng. Nếu đã sẵn sàng ta sẽ nghe thấy như sau:

Chiêng: Ụn Ụn ; Trống: Ịch Ịch – Chiêng Ụn ; Trống : Ịch

  1. 2.    Động lệnh : theo sau tức thì ba tiếng rụp rụn đó là bắt đầu vào khởi Chinh  Cổ theo phương thức  “ Tam lang, Cửu chuyển”

( ba hồi, chín tiếng). Theo tương truyền thì ngôn ngữ của “ Tam lang cửu chuyển”  “ Nhất hô, Nhất ứng” nghĩa là Trời hỏi đâu, Đất đáp đó. cho nên suốt trong ba hồi, chín tiếng đó chúng đều quyện vào nhau từng đôi một. Nhưng trên thực tế ta thấy ở đâu đó người ta thể hiện riêng biệt. Ba hồi chinh  xong mới tới ba hồi cổ và ở chín tiếng cũng vậy mà lý giải cho điều này thì không có. Theo tôi ! phải chăng đây là sự “ dị bản” của nghi thức !

III.          CHI TIẾT ĐẢ CỔ PHÁP :

Sau ba hồi Chinh, Cổ (phần của thiên địa), đến chín tiếng (phần của nhân hành), Nhạc lễ ứng thinh tại đây; Ứng theo phương thức :Xuân - Tam; Hạ - cửu; Thu – thất; Đông – ngũ. ( Nếu là mùa Xuân thì nhạc lễ ứng vào sau tiếng thứ ba của chín tiếng Chinh Cổ. Là mùa Hạ thì sau tiếng thứ chín, Là mùa Thu thì sau tiếng thứ bảy, và mùa Đông thì sau tiếng thứ năm).

          a)- Xuân tam:    “ Tam dương khai thái” được biểu tượng bằng tam tinh ( Phước, Lộc, thọ). Tính giáo dục của biễu tượng này là yếu tố đạo đức. Ý nói làm người điều trước tiên sống phải tạo phước, từ chỗ có phước trời cho hưởng lộc, Lộc làm cơ sở để thọ trường.

          b)- Hạ cửu: “Cửu ngũ chí Tôn” Khi đã hiện hữu quần thể con người thì phải tôn vinh người cầm đầu ( nhà Vua) là đấng Cửu Ngũ chí Tôn.

          c)- Thu thất:“Thất tịch Ngưu Lang” là yếu tố Tình yêu, được biễu tượng bằng thuyết “Ngưu Lang-Chức Nữ”  Ý nói sự sống con người phải có tình yêu chung thủy, mà ở đây là tình yêu lứa đôi; là cơ sở của sự duy trì nòi giống theo thuyết “Sinh, Trụ, Dị, Diệt”

          d)- Đông Ngũ: “Ngũ Cốc liên Hoa” là vấn đề Lương Thực, vật chất để sinh tồn, dạy cho con người biết tìm và nhân giống năm loại thực vật (ngũ cốc) có thể thay nhau cho hoa quả qua bốn mùa trên một năm và cứ thế truyền lưu từ đời này sang đời khác...

         

 

 

         

 

 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

                                           Design by Tran Minh Hoa - Tel : 0983 44 00 18 - Email : tranhoaqn@yahoo.com.vn - ­­­­­­­website : www.­­­tranminhhoa.mov.mn

Tự tạo website với Webmienphi.vn